Thursday, July 5, 2012

Five years ago, the buzzing gadget was all the rage -- the rock star of mobile communication and seemingly every office drone's high-tech status symbol.
Sober-minded professionals talked about BlackBerry addiction and "phantom vibrations" that caused users to reach for the devices even when they weren't actually doing anything.
"It's like Pavlov's dog," B. Marc Averitt, a technology investor, told The New York Times in 2007, referring to the gut-level longing users felt for the click-clack of the phone's keyboard and humming notice that a new personal message had arrived.
Fast-forward to Thursday, and what was the word?


Photos: A visual history of the telephone Photos: A visual history of the telephone
"Depressing. That's the only word that comes to mind after reading the RIM Q1 financial results press release and listening to the conference call," Chris Umiastowski wrote for the site CrackBerry, which emerged in 2007, eight years after BlackBerry's first two-way paging device was released.
"(But) as crappy as the results were, I'm not going to write up a death certificate for RIM here."
He didn't. And that shows that the folks who still love their BlackBerry still really love their BlackBerry. But let's be clear: Some analysts do say it's over for the BlackBerry.

Cổ tích có thật

Hắn sinh ra ở vùng quê khô cằn của cái huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Ngãi nắng cháy. Có lẽ vì thế mà nhìn hắn cũng khô cằn từ đầu tới chân, người cao mà thân hình lại ốm nhách, da ngăm đen như cột nhà cháy. Đã vậy hắn còn mang một cái tên chỉ nghe thôi là đã thấy sao mà y chang như cuộc đời hắn, như mảnh đất mà hắn sinh ra. Khan, hắn hận cái tên này lắm, hận mấy thằng cha ở phòng dân số xã lúc làm giấy khai sinh không biết vô tình (hay cố ý) thế nào lại đánh rơi mất chữ “g”, làm cho hắn chết luôn với cái tên nghe chẳng muốn uống nước. Nhiều khi hắn ngước mặt lên trời thầm trách ông Trời sao mà nhiều bất công với hắn. Hắn trách vì nghèo đã đành, đằng này còn cho hắn không được bình thường, vừa cao, ốm đã vậy còn không được mạnh mẽ, nam tính, mấy đứa trong xóm cứ gọi hắn là õng ẹo, đứa nào ác ồm hơn thì gọi bằng cái tên mà chỉ nghe thôi hắn đã muốn cắn lưỡi chết quách cho rồi - pê đê. Mà hắn đâu phải như vậy, chỉ tại vì hắn cao mà tay chân lại mất cân đối (dài quá khổ) nên cứ lóng nga lóng ngóng mất kiểm soát, thành ra hơi “ẻo” một chút thôi chứ hắn nghĩ hắn cũng bình thường. Nhưng đó chỉ là hắn nghĩ vậy thôi, chứ mấy đứa trong xóm chẳng đứa nào thèm chơi với hắn, mấy thằng con trai sợ chơi chung rồi lây luôn căn bệnh của hắn, còn tụi con gái thì chẳng chịu cho chơi chung, vì hắn có biết chơi búp bê, banh chuyền đâu.

“Hãy ôm em đến hết cuộc đời!”

Chị một tay xách chiếc vali nặng trịch, một tay dắt theo đứa con trai vẫn chưa hết ngơ ngác và lo sợ, đi như chạy ra khỏi nhà, không quay nhìn lại. Chưa bao giờ hai từ “li hôn” lại mảy may xuất hiện trong suy nghĩ của chị, nay sẽ thành sự thật.
***
Chị lấy chồng năm 22 tuổi, chồng chị là một trinh sát hình sự, một công việc đầy nguy hiểm nhưng đáng trân trọng. Cuộc sống gia đình của một trinh sát không bình lặng như những gia đình khác, bởi anh thường xuyên có những chiến dịch đột xuất và bí mật. Lấy nhau đã lâu, nhưng chẳng bao giờ chị thôi thấp thỏm, lo lắng mỗi lần anh xuất kích. Bạn bè cứ hay trêu đùa chị “lúc nào cũng đi bí mật thế, cẩn thận không chồng cắm sừng cho lúc nào không biết!” nhưng chị chẳng để tâm, vì trong chị luôn luôn có niềm tin tưởng tuyệt đối với chồng.
Cách đây hơn một tháng, trong một đợt truy quét tội phạm ma túy, anh bị thương khá nặng. Chị xót xa nhìn những vết thương chằng chịt trên cơ thể chồng, tựa như chính chị bị những vết đau đâm thấu. Khi những vết thương chưa lành hẳn, anh đã đòi ra viện. Từ lúc đó, anh như trở thành con người khác. Chị thường bắt gặp lúc anh lén ngắm nhìn mẹ con chị chơi đùa, lúc ngồi bên giường đắp lại chăn cho con, vân vê mái tóc thằng bé. Nhưng lại tỏ ra lạnh lùng mỗi khi chị tiến đến gần. Chị mơ hồ cảm thấy có điều gì là lạ.